Báo cáo thuế là gì? Phân loại và hướng dẫn làm báo cáo thuế
Trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp thì báo cáo thuế là công việc rất quan trọng. Nó được thực hiện thường xuyên, định kỳ và tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Vậy kế toán báo cáo thuế bao gồm những loại nào? Cách làm ra sao? Trong bài viết này, Tài vượng sẽ giải đáp mọi thắc mắc trên. Xem ngay nhé!
Báo cáo thuế là gì?
Báo cáo thuế là hoạt động giúp kiểm soát, kê khai các loại hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra của các hoạt động mua bán hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp. Vì thế, báo cáo thuế được xem là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý thuế để có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, người phụ trách báo cáo thuế cho doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được các loại giấy tờ dùng để kê khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ và nộp thuế để tránh trễ có thể bị phạt.
Thời hạn để nộp hồ sơ báo cáo thuế
Dựa vào quy định của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, Điều 44 có đề cập về thời hạn của việc nộp hồ sơ khai thuế cụ thể:
1. Thời hạn để nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, quý được quy định cụ thể như sau:
a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo đối với các trường hợp khai và nộp theo tháng.
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
-
Báo cáo thuế quý 1: Chậm nhất là vào ngày 30/04.
-
Báo cáo thuế quý 2: Chậm nhất là vào ngày 31/07.
-
Báo cáo thuế quý 3: Chậm nhất là vào ngày 31/10.
-
Báo cáo thuế quý 4: Chậm nhất là vào ngày 31/01 năm sau.
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
a) Chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hay năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
b) Tờ khai thuế môn bài: Nếu trong năm, công ty có thay đổi vốn điều lệ thì bắt buộc doanh nghiệp phải kê khai thuế môn bài trước 30.01 năm sau năm phát sinh thay đổi vốn.
3. Trong trường hợp người nộp hồ sơ phải kê khai thuế thông qua hệ thống điện tử của cơ quan thuế nhưng hệ thống lại bị trục trặc thì người nộp hồ sơ sẽ tiến hành thực hiện tiếp tục vào ngày tiếp theo.
Vai trò và nhiệm vụ của kế toán thuế hiện nay
Kế toán báo cáo thuế đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc kết nối giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế. Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán thuế bao gồm:
-
Tập hợp và thu thập hóa đơn, chứng từ phát sinh liên quan đến các giao dịch kinh tế để theo dõi và hạch toán.
-
Thực hiện báo cáo thuế theo chu kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
-
Thực hiện báo cáo tài chính, báo cáo thuế TNDN, TNCN và báo cáo thuế cuối năm.
-
Trực tiếp tương tác với cơ quan thuế khi có yêu cầu hoặc khi có vấn đề phát sinh.
-
Kiểm tra và đối chiếu thông tin trên hóa đơn GTGT.
-
Tổng hợp báo cáo thuế GTGT đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.
-
Kiểm tra hóa đơn đầu vào, đầu ra và báo cáo tình hình sử dụng của hóa đơn.
-
Lập hồ sơ hoàn thuế khi có yêu cầu hoàn thuế.
-
Theo dõi và cập nhật các thay đổi mới về Luật thuế để áp dụng trong quá trình kế toán thuế, đồng thời điều chỉnh hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp theo thời gian.
Báo cáo thuế theo quý
Báo cáo thuế GTGT theo quý sẽ bao gồm:
Báo cáo thuế GTGT theo quý
Báo cáo thuế GTGT theo quý bao gồm:
-
Tờ khai thuế GTGT khấu trừ;
-
Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ Mua vào;
-
Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ Bán ra;
-
Một số bảng kê khai Phụ lục khác (nếu có).
Báo cáo thuế TNCN
Báo cáo thuế TNCN bao gồm:
Trường hợp trong quý, công ty không phát sinh về khấu trừ thuế TNCN thì không cần phải khai thuế:
-
Trường hợp khấu trừ thuế TNCN đối với việc đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại thì cần khai và nộp tờ khai theo mẫu “số 03/KK-TNCN” theo quý.
-
Nếu công ty thuộc các đối tượng nộp thuế theo quý thì cần nộp tờ khai thuế TNCN là ngày của tháng sau quý.
Báo cáo thuế TNDN theo quý
Báo cáo thuế TNDN theo quý sẽ bao gồm:
-
Đối với những doanh nghiệp đã thực hiện khai báo đầy đủ chế độ sổ sách hóa đơn và xác định được chi phí thực phát sinh trong kỳ tính thuế thì nộp tờ khai thuế TNDN theo mẫu “số 01A/TNDN”.
-
Nếu doanh nghiệp không xác định được chi phí phát sinh thực tế thì cần phải nộp tờ khai thuế TNDN theo mẫu “số 01B/TNDN”.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý của doanh nghiệp
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý sẽ bao gồm:
-
Báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu “BC26-AC” kèm Thông tư số 64/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn gửi cùng Hồ sơ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của quý tiếp theo. Thời gian nộp muộn nhất là vào ngày 30/4, 30/7, 30/10 và 30/01.
Báo cáo thuế theo tháng
Kê khai dựa vào phương pháp trực tiếp:
-
Trực tiếp trên doanh thu: kê khai thuế GTGT dựa theo mẫu “số 04/GTGT”.
-
Trực tiếp trên GTGT: kê khai thuế GTGT dựa theo mẫu “số 03/GTGT”.
-
Kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra dựa theo mẫu “số 04-1/GTGT”.
-
Kê khai dựa theo phương pháp khấu trừ.
Khai thuế GTGT dựa theo mẫu “số 01/GTGT”:
-
Kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ và hàng hóa bán ra theo mẫu “số 01-1/GTGT”.
-
Kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ và hàng hóa mua vào theo mẫu “số 01-2/GTGT”.
-
Kèm theo một số phụ lục khác (nếu có).
Báo cáo thuế TNCN theo tháng
-
Nếu là doanh nghiệp trả tiền lương, khai thuế TNCN dựa theo mẫu “số 02/KK-TNCN”.
-
Nếu là doanh nghiệp trả đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán sang khai thuế TNCN theo mẫu “số 03/KK-TNCN”.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế dựa theo mẫu “BC26-AC” ghi chép và giải trình đầy đủ về tình hình sử dụng hóa đơn và chứng từ có liên quan tới các hoạt động chi tiêu về tài chính của doanh nghiệp.
Hướng dẫn cụ thể trình tự làm kế toán báo cáo Thuế
Bước 1: Lập bảng kê của lượng hàng hóa dịch vụ mua vào và bán ra
Bảng kê hàng hóa là một loại chứng từ được sử dụng để ghi lại quá trình mua hàng hóa, dịch vụ và bán ra của doanh nghiệp. Bảng kê hóa đơn chứng từ dịch vụ hàng hóa mua vào sẽ được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Kế toán báo cáo thuế của doanh nghiệp có thể thực hiện kê khai theo Mẫu số 01-2/GTGT sẽ được ban hành trong Phụ lục kèm theo của Thông tư số 119/2014/TT-BTC.
Bước 2: Tiến hành lập tờ khai thuế GTGT dựa trên phần mềm HTKK
-
Trước khi lập tờ khai thì quý khách cần phải cài đặt phần mềm HTKK.
-
Mở phần mềm, nhập vào Mã số thuế doanh nghiệp và chọn Đồng ý.
-
Điền tất cả những thông tin của doanh nghiệp vào.
-
Tiếp đến, bạn lựa chọn vào tờ khai thuế GTGT khấu trừ 01/GTGT. Chọn kỳ kê khai phù hợp với doanh nghiệp và đồng ý.
-
Chỉ tiêu 21: Tích vào đây nên trong kỳ khai thuế sẽ không phát sinh thêm hoá đơn đầu ra/vào.
-
Chỉ tiêu 22: NNT lấy số GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang, cần tương ứng số thuế được ghi trên tờ khai thuế GTGT ở kỳ trước tại chỉ tiêu 43.
-
Chỉ tiêu 23: Là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ đã mua vào trong kỳ kê khai nhưng chưa có thuế GTGT.
Chỉ tiêu của tờ khai thuế GTGT
-
Chỉ tiêu 24: Là tổng thuế GTGT của hàng hoá và dịch vụ mua vào.
-
Chỉ tiêu 25: Là tổng thuế GTGT hàng hoá và dịch vụ đã mua vào khấu trừ.
-
Chỉ tiêu 26: Là tổng doanh thu của việc bán hàng hoá và dịch vụ không chịu thuế GTGT.
-
Chỉ tiêu 27, 28, 34, 35, 36, 39, 40, 41, 42, 43: Phần mềm sẽ thực hiện tự động cập nhật.
-
Chỉ tiêu 29: Tổng doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ với mức thuế suất là 0%.
-
Chỉ tiêu 30, 31: Tổng doanh thu từ hàng hóa, dịch vụ với mức thuế suất là 5% và tiền thuế GTGT.
-
Chỉ tiêu 32, 33: Tổng doanh thu từ hàng hóa, dịch vụ với thuế suất 10% và tiền thuế GTGT.
-
Chỉ tiêu 32a: Là tổng doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ không phải kê khai, tiền nộp thuế GTGT.
-
Chỉ tiêu 37, 38: Chỉ tiêu 37 là điều chỉnh giảm và chỉ tiêu 38 là thực hiện điều chỉnh tăng.
Sau khi thực hiện xong các chỉ tiêu thì nhân viên kế toán báo cáo thuế cần tải file .xml online về máy để hoàn tất quá trình kê khai thuế. Sau khi hoàn thiện các chỉ tiêu, NNT cần kết xuất XML online để có thể hoàn tất quy trình khai thuế.
Bước 3: Tiến hành lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn mẫu BC26/AC
Quý khách bấm chọn vào mục Hóa đơn và Chọn Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26/AC.
Chọn những thông tin như khoanh tròn và chọn Đồng ý.
Nhập mã loại hóa đơn: 01GTKT (nếu DN đang sử dụng phương pháp khấu trừ), 02 GTTT (nếu DN đang sử dụng phương pháp trực tiếp).
-
Tên loại hóa đơn: Hiển thị Hóa đơn giá trị gia tăng.
-
Ký hiệu mẫu hóa đơn: Nhập ký hiệu như trên tờ hóa đơn. Ví dụ như 0101GTKT/001.
-
Ký hiệu hóa đơn: Ví dụ là TT/18P
-
Vào cột số mua / phát hành trong kỳ nhập số hóa đơn: từ 0000001 đến số 000xxxx (x là số lượng hàng hóa phát hành trong kỳ).
Dựa vào bảng kê bán ra, ta có thể biết được số lượng hóa đơn sử dụng và số hóa đơn xóa bỏ.
Ví dụ như trong quý này bị xóa bỏ 1 tờ hóa đơn 0000002 và sử dụng có 6 tờ.
-
Nhập vào số lượng đã sử dụng là: 6
-
Phần xóa bỏ nhập số hóa đơn xóa bỏ là: 0000002.
-
Nhập họ tên người lập biểu và đại diện pháp luật.
-
Chọn Ghi và kết xuất ra file.xml.
Bước 4: Tiến hành nộp tờ khai thuế để làm báo cáo thuế qua mạng
Sau khi quý khách đã hoàn thành xong tờ khai trên phần mềm HTKK và kết xuất file thì bước tiếp theo là nộp lên cơ quan thuế. Cách nhanh nhất mà bạn có thể thực hiện là tiến hành nộp báo cáo trên trang web thuedientu.gdt.gov.vn qua các bước sau:
-
Bước 1: Doanh nghiệp đăng nhập vào trang website cổng thông tin của Tổng cục Thuế tại: https://thuedientu.gdt.gov.vn/.
-
Bước 2: Tải tờ khai thuế XML lên trên hệ thống.
-
Bước 3: Nhấn ký điện tử.
-
Bước 4: Nhấn nút Nộp tờ khai.
-
Bước 5: Chọn vào “Tra cứu” để kiểm tra xem báo cáo đã được gửi hay chưa.
Vậy là hoàn thành xong các bước để có thể nộp báo cáo thuế của doanh nghiệp.
Những lưu ý cần thiết khi thực hiện làm báo cáo thuế theo tháng, quý
Để bản báo cáo thuế của doanh nghiệp trở nên rõ ràng và chi tiết hơn, kế toán viên cần chú ý đến những điểm sau khi thực hiện công việc báo cáo:
-
Sắp xếp hóa đơn bán ra theo thứ tự ngày tháng để tạo ra một quy trình hợp lý.
-
Phân biệt rõ giữa các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ và tài sản khi nhập liệu vào phần mềm kế toán.
-
Chuẩn bị bản sao của hóa đơn phòng tránh trường hợp mất mát và không có chứng từ hỗ trợ.
-
Thực hiện kê khai và hạch toán hàng tháng trên phần mềm kế toán, sau đó kiểm tra và chỉnh sửa trước khi xuất dữ liệu.
-
Xử lý các vấn đề phát sinh được thể hiện trong bảng cân đối kế toán.
-
Quyết toán thuế TNDN trước để có thể so sánh với số thuế TNDN chênh lệch.
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TÀI VƯỢNG
Mã số thuế: 0316956465
Địa chỉ 11A Hồng Hà, P.2, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh
SDT: 0772 0505 20 087 949 6970
FanPage: Kế Toán Tài Vượng Website: Ketoantaivuong.com